Cắm nụ tầm xuân ngày Tết không chỉ là hình thức trang trí nhà cửa khang trang mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc. Với nụ tầm xuân rực rỡ, nhiều người tin rằng loài hoa này sẽ mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình. Vậy cách cắm nụ tầm xuân đẹp như thế nào, hãy cùng Mama’s Food tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Nụ tầm xuân là gì?
Nụ tầm xuân thực chất không phải là một loài hoa, mà là một phần nụ được hái từ cây đỗ quyên khi chúng còn đang e ấp, chưa nở. Phần nụ hoa đỗ quyên thường được gọi là “nụ tầm xuân” để tạo sự tươi mới, sinh sôi nảy nở vào mùa xuân. Về nguồn gốc, cây đỗ quyên thường mọc ở các vùng cao, nơi có khí hậu mát mẻ của vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Nụ tầm xuân có hình dáng nhỏ nhắn, tròn trịa và được bọc bởi một lớp vỏ lụa mềm mại. Khi nở, nụ tầm xuân sẽ nở thành hoa đỗ quyên với nhiều cánh mỏng, xếp thành hình phễu hoặc hình chuông. Hoa đỗ quyên có nhiều màu sắc đa dạng gồm trắng, hồng, đỏ, tím, cam, vàng, các màu pha trộn,… Do đó, nụ tầm xuân cũng thừa hưởng sự đa dạng này nhưng màu sắc sẽ nhạt hơn so với hoa đã nở.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng nụ tầm xuân là hoa thật hay giả? Nụ tầm xuân được làm từ nụ hoa đỗ quyên thật, được xử lý và bảo quản để giữ độ tươi lâu trong suốt những ngày Tết. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có những loại nụ tầm xuân giả được làm từ nhựa hoặc vải dành cho những ai lo ngại chưng nụ hoa thật sẽ héo vào ngày Tết.
2. Ý nghĩa cắm nụ tầm xuân ngày Tết
Một bình nụ tầm xuân đẹp trong ngày Tết cổ truyền mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, cụ thể như sau:
- Sự may mắn, tài lộc: Nụ tầm xuân mang biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở, đâm chồi nảy lộc, mang ý nghĩa may mắn và tài lộc cho gia chủ trong năm mới.
- Sự sung túc và đủ đầy: Hình ảnh nụ tầm xuân tròn trịa, căng mọng tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy và viên mãn.
- Niềm hy vọng, ước mơ: Những nụ tầm xuân còn tượng trưng cho những khởi đầu mới, hy vọng và ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai.
- Sự đoàn viên, sum vầy: Nụ tầm xuân thường được trưng bày trong nhà vào mỗi dịp Tết giúp tạo không khí ấm cúng, sum vầy của gia đình.
- Vẻ đẹp tinh khôi, tươi mới: Nụ tầm xuân sở hữu vẻ đẹp tinh khôi, tươi mới cho không gian ngôi nhà vào ngày Tết, giúp xua đi những u ám của mùa đông và chào đón một mùa xuân rực rỡ.
Nhiều gia đình thường cắm nụ tầm xuân vào những chiếc bình với kiểu dáng đẹp mắt và đặt ở những vị trí trang trọng trong nhà như sau:
- Bàn thờ gia tiên: Thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến tổ tiên và mong cầu sự phù hộ cho gia đình.
- Phòng khách: Tạo điểm nhấn cho không gian tiếp khách, mang đến vẻ đẹp tươi mới, sang trọng.
- Bàn ăn: Tạo không khí ấm cúng, sum vầy cho những bữa cơm gia đình vào dịp Tết đoàn viên.
- Bàn làm việc, kệ sách: Tạo cảm giác thư thái và giúp cho tinh thần sảng khoái, tăng sự tập trung để làm việc và học tập hiệu quả hơn.
Tuỳ vào sở thích và cách bài trí của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn vị trí đặt bình/chậu nụ tầm xuân sao cho phù hợp. Điều quan trọng là nụ tầm xuân còn góp phần tạo nên không khí ngày Tết đầm ấm, vui tươi và tràn đầy hy vọng cho gia đình.
3. Cách cắm nụ tầm xuân đơn giản, trang trí Tết
Sau khi đã hiểu ý nghĩa của nụ tầm xuân, sau đây là hướng dẫn cách cắm nụ tầm xuân đơn giản, đẹp vào ngày Tết với các nguyên liệu và cách làm như sau:
3.1 Nguyên liệu
- 01 bó nụ tầm xuân hồng với số lượng trên 100 cành.
- Phụ kiện trang trí: vải lưới đỏ và vàng, phụ kiện trang trí Tết.
- Phụ kiện chuyên dụng: bình hoa cao, mút xốp, kéo cắt, băng keo trong, xiên que,…
3.2 Cách thực hiện
- Bước 1: Đặt mút xốp có thấm nước lên trên miệng bình rồi dùng băng keo cố định miếng xốp với bình hoa.
- Bước 2: Cắt cành nụ tầm xuân cắt góc xiên 45 độ với chiều dài tầm 60cm, cắm lần lượt từng cành nụ tầm xuân sao cho đều nhau, càng rộng ra hai bên sẽ cắm theo kiểu dáng hình cánh quạt.
- Bước 3: Xoay bình nụ tầm xuân sang một bên và cắm tiếp các cành nụ tầm xuân theo kiểu dáng tương tự như bước 2 cho đến khi hết bó hoa, điều chỉnh cho các cành đều, sát nhau.
- Bước 4: Cắt vải lưới và bó lại thành hình hoa giả rồi dán cố định vào các que xiên rồi cắm những cành hoa giả này vào bên hông để che phần xốp lại.
- Bước 5: Cắt vải lưới màu vàng lớn rồi bó thành hình bông hoa, cắm những bông hoa vàng này ở dưới những bông hoa giả màu đỏ để tạo điểm nhấn.
- Bước 6: Cuối cùng là treo phụ kiện trang trí lên các nụ tầm xuân là hoàn thành.
*Lưu ý: Nếu như bạn xem qua hướng dẫn này và thắc mắc rằng nụ tầm xuân có cắm nước không thì câu trả lời sẽ là không. Nụ tầm xuân thường không được cắm nước vì nụ khi thu hoạch sẽ được xử lý để giữ được vẻ đẹp tươi tắn trong thời gian dài mà không cần tưới nước vì nụ sẽ bị úng, thối và nhanh hỏng. Vì vậy, người ta thường cắm nụ tầm xuân vào xốp hoặc các vật liệu giữ ẩm khác trong bình hoặc dùng làm hoa giả trang trí.
4. Những mẫu bình nụ tầm xuân đẹp
Ngoài cách cắm nụ tầm xuân đẹp như hướng dẫn trên, bạn cũng có thể tham khảo những ý tưởng cắm nụ tầm xuân khác. Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh mẫu bình nụ tầm xuân đẹp, độc đáo ngay sau đây:
5. Chậu nụ tầm xuân để được bao lâu?
Chậu nụ tầm xuân nếu được chăm sóc tốt có thể giữ được trong khoảng 2-3 tuần, thậm chí là lên đến 1 tháng, tuỳ vào điều kiện môi trường và cách bảo quản. Để nụ tầm xuân được tươi lâu, bạn có thế áp dụng một số mẹo khi cắm nụ tầm xuân cụ thể như sau:
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Nụ tầm xuân khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ nhanh héo và phai màu. Vì vậy, hãy đặt chậu nụ tầm xuân ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng gắt, có thể đặt ở nơi có ánh sáng nhẹ một chút để duy trì màu sắc tươi tắn của nụ.
- Tránh nơi có nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao sẽ khiến cho nụ tầm xuân nhanh nở và chóng tàn nên đường đặt bình cắm nụ tầm xuân ở gần bếp, lò sưởi và các thiết bị toả nhiệt khác. Nhiệt độ lý tưởng để giữ nụ tầm xuân luôn tươi lâu là tầm 18 – 25 độ C.
- Không nên tưới nước trực tiếp: Như đã đề cập ở trên, nụ tầm xuân không cần tưới hay cắm nước vì như vậy nụ sẽ dễ bị úng và thối rữa.
- Duy trì độ ẩm: Bạn có thể dùng bình xịt phun sương nhẹ xung quanh cành và lá, không xịt trực tiếp lên nụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một bát nước nhỏ gần chậu để tăng độ ẩm. Tuy nhiên, không nên để độ ẩm quá cao vì như vậy có thể gây ra nấm mốc.
- Tránh gió mạnh: Nên đặt bình cắm nụ tầm xuân ở nơi kín gió, vì gió mạnh sẽ khiến nụ bị khô và rụng.
- Hạn chế sờ, chạm: Việc sờ, chạm nhiều vào nụ tầm xuân sẽ khiến chúng dễ bị dập nát và nhanh hỏng.
- Sử dụng chất bảo quản: Bạn có thể sử dụng một số loại chất bảo quản chuyên dụng cho hoa tươi để giúp nụ tầm xuân tươi lâu hơn. Tuy nhiên, bạn nên chọn chất bảo quản an toàn và sử dụng theo hướng dẫn.
- Xoay chậu thường xuyên: Việc xoay chậu nụ tầm xuân đều đặn giúp tất cả các mặt sẽ giúp nụ được tiếp xúc với ánh sáng tốt hơn, giúp nụ phát triển đều và tươi lâu hơn.
- Cắt tỉa cành lá héo úa: Nếu bạn thấy có cành lá bị héo úa, hãy cắt tỉa ngay để tránh lan sang các nụ khác và giữ cho chậu nụ tầm xuân luôn tươi, đẹp mắt.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể cắm nụ tầm xuân đẹp dễ dàng, có thể trang trí trong những ngày Tết. Nếu như bạn biết thêm ý tưởng cắm hoa tầm xuân nào khác, hãy chia sẻ thêm với chúng tôi nhé!
Tham khảo:
Mẫu cắm hoa đồng tiền ngày Tết đơn giản mà đẹp, tươi lâu