Tết Hàn Thực, một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt Nam là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Mâm cúng Tết Hàn Thực cũng được người ta rất chú trọng, chuẩn bị tươm tất để ngày lễ này thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn. Vậy Tết Hàn Thực cúng gì và văn khấn Tết Hàn Thực như thế nào cho đúng, cùng Mama’s Food tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Mâm cúng Tết Hàn Thực đầy đủ gồm những gì?

Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi, bánh chay
Bánh trôi, bánh chay

Trong mâm cúng Tết Hàn Thực, bánh trôi và bánh chay đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu cho ngày lễ này. Theo quan niệm dân gian, số lẻ mang ý nghĩa may mắn, vì vậy số lượng của bát bánh trôi và bánh chay thường là 3 hoặc 5 cái, tuỳ thuộc vào từng gia đình.

Bánh trôi và bánh chay truyền thống được làm từ bột gạo nếp, đường phên, vừng và đậu xanh. Những viên bánh trôi tròn trịa, bọc bên ngoài lớp đường phên, và rắc chút vừng trắng đẹp mắt bày trên mâm cúng.

Ngày nay, ngoài bánh trôi truyền thống màu trắng, người ta còn sáng tạo thêm loại bánh trôi ngũ sắc, lấy cảm hứng từ ngũ hành (xanh lá – Mộc, đỏ – Hỏa, vàng – Thổ, trắng – Kim, xanh dương – Thủy). Không chỉ giới hạn ở bánh trôi và bánh chay tròn, nhiều người còn làm bánh trôi dáng hoa sen, hoa mẫu đơn và các biểu tượng may mắn khác.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả

Ngoài bánh trôi và bánh chay, mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Tết Hàn Thực. Nếu bạn đang băn khoăn Tết Hàn Thực cúng gì thì đừng quên chuẩn bị một mâm ngũ quả thật tươm tất nhé. Nên chọn 5 loại quả đại diện cho ngũ hành, mang các màu sắc như xanh, đỏ, tím, vàng,… khi dâng cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng thành kính và mong ước những điều tốt lành trong ngày Tết Hàn Thực.

Hoa tươi và trầu cau

Trầu cau
Trầu cau

Trên mâm cúng Tết Hàn Thực hãy chuẩn bị thêm hoa và đĩa trầu cau với số lượng lẻ. Dù là mâm cũng lớn hay nhỏ, mâm cúng chay hay mặn, hoa tươi và trầu cau không thể thiếu.

Bạn nên chọn những bông hoa tươi sáng, thường là hoa cúc, bởi loại hoa này thể hiện sự trang nghiêm và mang ý nghĩa cầu mong tài lộc, may mắn. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, bạn có thể bổ sung thêm các loại hoa khác như hoa huệ trắng, hoa đồng tiền,….

Ly nước sạch

Ly nước bàn thờ
Ly nước bàn thờ

Lễ cúng Tết Hàn Thực cũng cần có một ly nước sạch. Theo quan niệm dân gian, ly nước sạch thể hiện sự tinh khiết và lòng thành kính của gia đình. Thậm chí, ngay cả khi không phải là ngày lễ, ly nước sạch trên bàn thờ vẫn nên được thay thường xuyên.

Xem thêm: Tết Hàn Thực ăn gì để may mắn, thịnh vượng, gia đình ấm êm?

2. Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực

mâm cỗ cúng tết hàn thực
Mâm cúng Tết Hàn Thực
  • Nên tránh đặt hoa giả, trái cây giả, và thức ăn cũ lên bàn thờ cúng.
  • Trầu cau cần phải xanh và tươi.
  • Bánh trôi, bánh chay, và quả cần chọn loại thơm ngon, tươi mới để thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên.
  • Trong lúc thắp nhang, hãy đọc văn khấn cúng Tết Hàn Thực và cầu mong những điều tốt lành và bình an trong cuộc sống.

3. Bài cúng Tết Hàn Thực theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài khấn Tết Hàn Thực trích từ tác phẩm “Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam” – tổng hợp của những bài văn khấn theo truyền thống của ông bà ta. Tác phẩm này đã được xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 3/3 (âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Đọc thêm: Văn khấn Tết Hàn Thực 3/3 Âm lịch đúng, chi tiết nhất

Với những chia sẻ về việc chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn Thực trong bài viết trên, Mama’s Food mong rằng bạn tham khảo được những thông tin bổ ích và có thể tự tay chuẩn bị một mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực tươm tất nhất. Đừng quên ghé vào website Mama’s Food để đọc và tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé.

Xin chào, tôi là một content writer tại Mama Food. Tôi rất đam mê tìm hiểu văn hóa quà tặng của người Việt Nam cũng như thị trường các sản phẩm quà Tết. Hy vọng kiến thức tôi chia sẽ giúp ích cho bạn trong dịp Tết Nguyên Đán này.

SƠN TÙNG.