Dựng cây nêu ngày Tết là một trong những phong tục lâu đời của người Việt Nam và được nhiều làng quê Việt Nam thực hiện vào những ngày giáp Tết với mong muốn tránh xui xẻo, mang lại may mắn cho năm mới. Phong tục này bắt nguồn từ đâu và cây nêu được dựng và hạ vào ngày nào? Cùng Mama’s Food tìm hiểu nhé!

1. Cây nêu trong ngày Tết

Cây nêu là một thân cây dài khoảng 5-6 mét và được dựng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán. Cây nêu thường được làm chủ yếu từ những loại cây họ tre như bương, lồ ô,… nhưng loại thông dụng nhất là tre bởi thân nhỏ dài, thích hợp nhất để dựng cây nêu.

Cây tre làm nêu nên chọn loại tre già, cao 5-6 mét, to, thẳng, lóng tre đều và trên ngọn còn nguyên chùm lá tươi. Trên ngọn cây nêu có treo một vòng tròn nhỏ với nhiều đồ vật đặc biệt như túi nhỏ đựng trầu cau, những miếng kim loại lớn nhỏ, lá dứa…

Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió,…Tùy vào văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền mà vật dụng trang trí sẽ có những thay đổi nhất định. Khi gió thổi, chúng sẽ chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng rất vui tai, đây cũng là điều báo hiệu cho quỷ dữ biết nơi đây là nhà có chủ, không được quấy phá.

Bên dưới gốc cây nêu ngày Tết có rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.

cây nêu tết
Tục dựng cây nêu trước nhà trong ngày Tết

Tết này đã khác Tết xưa, những giá trị xưa cũ có lẽ đã không còn phù hợp với nhịp sống hiện đại. Phong tục dựng cây nêu phần nào cũng bớt đi phần nhộn nhịp vào ngày Tết nguyên Đán, chỉ còn một số tỉnh thành còn thực hiện phong tục này.

Ý nghĩa cây nêu trong ngày Tết là gì?

Theo quan niệm dân gian, tục dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành. Bên cạnh đó, cây nêu tết còn mang ý nghĩa cầu mong năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt, nhà nhà bình an.

2. Sự tích cây nêu Tết

Phong tục dựng cây nêu Tết bắt bắt nguồn từ câu chuyện từ thời xa xưa, lúc con người chống lại ác quỷ và giành lấy đất liền để khai phá làm ăn. Hình ảnh cây nêu trong ngày tết là biểu tượng cho sự đấu tranh giữa điều thiện và cái ác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng khỏi quỷ dữ.

sự tích cây nêu tết
Cây nêu ngày Tết là biểu tượng cây vũ trụ nối liền đất với trời

Phong tục này bắt nguồn từ một câu chuyện được lưu truyền trong nhân gian. Chuyện kể rằng, xưa kia đất đai là do quỷ chiếm giữ. Chúng cho con người trồng trọt và cuối mỗi mùa vụ sẽ phải trả công cho nó.

Vào mùa thu hoạch lúa, bọn quỷ đòi lấy ngọn, còn để lại cho người nông dân phần gốc. Thấy con người đáng thương, phật bèn chỉ cách. Đến mùa vụ tiếp theo, phật chỉ con người trồng khoai. Cuối vụ người lấy phần gốc, quỷ lấy phần ngọn – điều này khiến bọn chúng tức giận vô cùng.

Đến mùa vụ kế tiếp, bọn quỷ đòi lấy phần gốc và đưa cho con người phần ngọn. Thế là phật chỉ người chuyển sang trồng lúa. Sau mùa thu hoạch, bọn quý cũng không nhận được gì nên vô cùng tức giận và đòi thu cả gốc lẫn ngọn vào mùa sau.

Phật tiếp tục chỉ con người trồng ngô, lần này bọn quỷ lấy gốc và ngọn cũng không được gì. Chúng quá tức giận nên lấy đất lại. Thấy thế, phật bày cách con người đến xin bọn quỷ một mảnh đất bằng bóng của chiếc áo cà sa. Quỷ thấy cũng không mất mát gì nên bèn đồng ý. Sau khi treo áo, phật hô biến áo cà sa lớn và che phủ khắp mặt đất.

Vì lỡ tin lời người mà quỷ mất hết đất, thế là chúng phải dời nhà ra biển. Tuy nhiên, mỗi năm quỷ xin phật được cho vài ngày để về thăm lại tổ tiên, phật đồng ý. Chình vì vậy mà hằng năm, con người đều có phong tục dựng cây nêu ngày Tết để xua đuổi ma quỷ không cho chúng vào nhà.

3. Cây nêu Tết được dựng và hạ vào thời điểm nào?

người mông dựng cây nêu vào ngày nào

Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng chạp và hạ vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch.

Vào ngày 23 tháng chạp sẽ là ngày thích hợp để dựng cây nêu – đây cũng là thời điểm mà ông táo về thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Sở dĩ chọn ngày 23 âm lịch là vì theo quan niệm dân gian, lúc này ông táo đã lên thiên đình. Ma quỷ sẽ tận dụng thời gian này để quấy phá, dựng cây nêu với mục đích là tránh để ma quỷ vào nhà quấy phá.

Thời gian hạ cây nêu sẽ rơi vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Trước khi hạ nêu, cần tránh động thổ để đất được hội tụ sinh khí, phì nhiêu và cần chú ý thực hiện một số nghi thức để bắt đầu hạ cây nêu.

Tạm kết

Mong rằng với những chia sẻ về phong tục dựng cây nêu ngày Tết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Mamafood.vn để cập nhật những tin tức mới nhất.

Ngoài ra nếu có nhu cầu tìm mua quà Tết chất lượng, bạn có thể ghé đến cửa hàng Mama’s Food. Cửa hàng chuyên bán hộp quà Tết được thiết kế độc quyền với nhiều mức giá, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tham khảo sản phẩm tại đây:

Xin chào, tôi là một content writer tại Mama Food. Tôi rất đam mê tìm hiểu văn hóa quà tặng của người Việt Nam cũng như thị trường các sản phẩm quà Tết. Hy vọng kiến thức tôi chia sẽ giúp ích cho bạn trong dịp Tết Nguyên Đán này.

SƠN TÙNG.