Bánh chưng tết – Món quà hương vị đất trời ban tặng

 

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong, bánh chưng Tết đã trở thành biểu tượng tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

1. Nguồn gốc của bánh chưng

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”, phong tục gói bánh chưng ngày tết bắt nguồn từ thời Hùng Vương thứ 6. Vua Hùng đã triệu tập các con đến và truyền rằng: Người con nào tìm được lễ vật hợp ý sẽ được vua cha nhường ngôi.

Hầu hết các hoàng tử đều lên rừng xuống biển để tìm những sản vật quý hiếm, riêng chỉ có vị hoàng tử Lang Liêu, người con nghèo nhất không biết dâng lên cha thứ gì.

Trước đêm dâng lễ, hoàng tử nằm mơ thấy vị thần mách bảo: “Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ.” Nhờ vậy, hoàng tử Lang Liêu đã dâng lên cha bánh chưng và bánh dày được làm từ những loại nông sản hết sức quen thuộc như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. 

Bánh chưng tết
Sự tích bánh chưng Tết

Vua Hùng hài lòng và cảm động trước hai món bánh này và quyết định truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu. Kể từ đó, tục gói bánh chưng, bánh dày được lưu truyền trong nhân gian và trở thành lễ vật không thể thiếu để cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.

2. Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món ăn truyền thống trên mâm cỗ ngày xuân, là hồn cốt của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Những chiếc bánh được làm từ những tinh hoa của đất trời như gạo nếp, lá dong hay lá chuối, lá dong mềm,… mang hương thơm ngào ngạt, toát lên sự hòa quyện hương vị mọi nguyên liệu góp phần tạo nên một hương vị Tết độc đáo không thể bỏ qua.

Bánh chưng tết là món ăn, tinh hoa của đất trời đã dành tặng đến quê hương Việt nam, chẳng biết từ bao giờ cặp bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ được hiện diện vào những ngày xuân về, chỉ biết trong mâm cỗ ngày tết có dưa hành, thịt kho tàu, chả giò thì sẽ không thể nào thiếu món bánh chưng bên cạnh.

ý nghĩa bánh chưng
Bánh chưng chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước nên từ xa xưa, cuộc sống của người dân Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên. Bánh chưng bày tỏ lòng biết ơn với thế giới và cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa và ước mong vụ mùa bội thu trong năm tới.

Bánh chưng ngày tết việt nam xuất hiện như muốn nhắn nhủ rằng, quê hương nơi mình sinh ra luôn có những nét văn hóa để đời này qua đời sau cảm thấy tự hào và gìn giữ đó là tinh hoa ẩm thực, hương vị của đất trời đã ban tặng đến quê hương mình trường tồn mãi với thời gian.

Ai xa quê cũng mong ngóng về nhà, quây quần cùng nhau gói bánh và canh thức bên nồi bánh chưng mỗi đêm giao thừa. Dù cuộc sống có bộn bề đến đâu thì bàn thờ gia tiên cũng không thể thiếu được chiếc bánh chưng.

3. Một số loại bánh chưng Tết biến tấu độc đáo

Bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên

Bánh chưng nếp nương Điện Biên
Bánh chưng nếp nương lá riềng đặc sản ngon ở Điện Biên

Loại bánh chưng này được làm từ loại lợn mán quý hiếm với lớp mỡ béo ngậy tự nhiên, hạt gạo dài, mẩy, mười hạt như mười hạt nên dù luộc kỹ đến đâu cũng vẫn giữ được hình dáng của hạt gạo. Khâu gói bánh khá công phu và tỉ mỉ. Từ lá dong, lạt buộc cho đến thịt, gạo, đậu,… đều phải làm theo công thức bí truyền của tổ tiên truyền lại để mang lại hương vị chuẩn Điện Biên.

Bánh chưng gấc

bánh chưng gấc
Bánh chưng gấc đỏ cho Tết may mắn

Bánh chưng gấc có màu đỏ au, khi ăn có vị ngọt béo, thơm bùi của đậu xanh và mỡ heo. Thay vì sử dụng màu thực phẩm, người ta sử dụng màu đỏ tự nhiên của gấc. Màu đỏ gấc không chỉ làm cho chiếc bánh chưng Tết thêm đẹp mắt, ngon miệng mà còn tượng trưng cho may mắn – hạnh phúc – an khang trong năm mới. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình trong dịp Tết đến xuân về. 

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen
Đặc sản bánh chưng đen ngày Tết

Bánh chưng đen là đặc sản Tết của người Tày ở Bắc Sơn (Lạng Sơn). Bánh được gói trong một hình trụ dài, giống như bánh tét của người Nam Bộ hay bánh gù của người Giáy. Màu đen của bánh chưng được làm từ tro của thân cây núc hoặc rơm nếp lớn. Từ gạo nếp, thảo quả cho đến thịt lợn, đỗ xanh… tất cả những nguyên liệu làm nên món bánh đều đặc biệt bởi hương vị cao nguyên.

Bánh chưng ngũ sắc

bánh chưng ngũ sắc
Bánh chưng ngũ sắc – Đặc sắc mâm cơm ngày Tết

Món bánh chưng biến tấu độc đáo này chắc chắn có thể thay đổi hương vị và hình thức của bánh chưng Tết. Món ăn này có 5 màu khác nhau: xanh, vàng, tím, đỏ, trắng… Tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, mang ý nghĩa mang lại điềm lành, bình an cho năm mới.

Màu nguyên thủy của nếp được tạo màu bằng các nguyên liệu tự nhiên như màu đỏ của than hoạt tính, màu xanh của lá riềng xay, màu vàng của nghệ tươi và màu tím của gạo nếp. Bánh ngũ sắc không chỉ có màu sắc độc đáo mà còn rất thơm, là sự kết hợp của 5 hương vị khác nhau, ăn không ngấy.

Xem thêm: Top 15+ món ăn ngày Tết ngon miệng, hấp dẫn từ 3 miền

4. Cách gói bánh chưng truyền thống nhanh và đẹp

Các gia đình thường gói bánh chưng vào ngày 27-28 tháng Chạp, đây là thời điểm kết thúc một năm lao động vất vả và mọi người nô nức chuẩn bị đón Tết.

Nguyên liệu làm bánh chưng Tết

  • Gạo nếp 650g
  • Đậu xanh không vỏ 400g
  • Thịt ba chỉ heo 300 g
  • Muối, hạt nêm, tiêu
  • Lá dong
  • Bó lạt tre mềm
10kg gạo nếp gói bánh chưng cho bao nhiều muối
10kg gạo nếp gói bánh chưng cần cho khoảng 150g muối

Cách gói bánh chưng ngày Tết

Sơ chế nguyên liệu

Trước khi làm bánh chưng, bạn phải ngâm nếp với lá dứa để bánh được xanh và thơm hơn. Tốt nhất là ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất 4 tiếng. Gạo nếp sau khi ngâm thì đổ ra rổ cho ráo nước. Mỗi 1 kg gạo cho 1 thìa cơm muối khoảng 15g muối để bánh chưng đậm đà ngon hơn. 

Làm tương tự với đậu xanh, để ráo đậu rồi trộn với muối tiêu.

Tùy vào khẩu vị thích ăn nhiều thịt hay ít thịt, mỡ hay nạc mà bạn sẽ chọn loại thịt phù hợp. Tiếp theo, nêm thịt với muối, hạt tiêu và đường.

Gói bánh

Để bánh chưng Tết được vuông vắn và đẹp mắt hơn, bạn nên chuẩn bị một chiếc khuôn vuông. Tiếp theo, bạn xếp 4 tờ lá dong bằng cách gấp cạnh dưới lên và cạnh trái lên trên để tạo nếp gấp cho chiếc lá. Sau đó lót 4 chiếc lá xuống đáy khuôn rồi đổ nếp lên trên.

cách gói bánh chưng vuông không cần khuôn
Cách gói bánh chưng không cần khuôn

Bạn thực hiện rải đều các nếp gấp ở 4 góc của khuôn và chừa một phần lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào, rồi đến thịt và đậu xanh. Để bánh chưng ngon vừa vị, đẹp mắt thì tỷ lệ gạo đỗ sẽ là 4 gạo: 1 đỗ và 1,5 – 2 lạng thịt. Tiếp theo, bạn trải gạo nếp lên trên, cố gắng cho gạo nếp và đậu xanh đều nhau ở trên và dưới.

Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại, đừng buộc quá chặt vì bánh vẫn nở ra khi nấu trong nồi.

Luộc bánh

Trước khi cho bánh chưng vào luộc, bạn cần lót một lớp cuống lá dong bên dưới để bánh không bị cháy và dính vào đáy nồi. Xếp bánh ngay ngắn và kín đều để bánh cố định, đề phòng nước sôi có lực đẩy khiến bánh xô đẩy nhau và bị nứt ra.

luộc bánh chưng tết
Xếp bánh vào nồi cẩn thận để luộc

Đổ đầy nước vào bánh và đun sôi. Thời gian nấu bánh nhỏ khoảng 5 tiếng, bánh to sẽ cần nhiều thời gian hơn. Nếu bạn sử dụng nồi áp suất, thời gian nấu của bạn sẽ giảm xuống chỉ còn 1 tiếng.

Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi, để khi nước trong nồi cạn thì bổ sung nước kịp thời. Khi bánh chín một nửa, vớt bánh ra và thay nước. Nếu không bánh sẽ bị sống và chín không đều.

Khi nồi bánh chưng sôi, hãy giảm lửa (đối với bếp than, củi) hoặc giảm nhiệt độ (đối với nồi bánh chưng điện).

5. Cách bảo quản bánh chưng tết

Bánh chưng có thể để được khoảng 7 đến 10 ngày ở điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách gói bánh, nhân bên trong và điều kiện môi trường xung quanh mà thời gian cũng sẽ thay đổi. 

Lá gói bánh phải được rửa sạch để ráo nước hoặc gói bằng lá dong luộc để bánh giữ được lâu hơn.

Bánh sau khi luộc xong cần được vớt ra và ngâm ngay vào chậu nước lạnh 20 phút. Sau đó, để bánh ráo nước rồi dùng vật nặng ấn xuống bánh trong vòng 5 – 8 tiếng để ép bớt nước, giúp bánh chưng không bị nhão và giữ được lâu hơn. 

6. Ăn bánh chưng cần lưu ý gì?

Bánh chưng là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đủ 4 nhóm thực phẩm: gạo nếp (nhóm chất bột đường); thịt lợn, đậu xanh (nhóm chất béo, chất đạm); hành, tiêu (nhóm vitamin và khoáng chất).

Bánh chưng bao nhiêu calo? Trong 100g bánh chưng chứa 181 calo; 4,3 gam protein; 4,2 gam chất béo; 31,6 gam đường bột; 0,6 gam chất xơ; 26 gam canxi; 0,94 gam sắt; 1,4 gam kẽm. Trung bình 1/4 chiếc bánh chưng chứa khoảng 500 calo, tương đương với khoảng 2 bát cơm.

1 miếng bánh chưng bao nhiêu calo
Lượng calo trong bánh chưng khá cao

Ăn bánh chưng có béo không? Bánh chưng Tết chứa nhiều dinh dưỡng, vì vậy, ăn nhiều bánh chưng có nguy cơ tăng cân cao. Chỉ cần bạn ăn thêm 2-3 miếng bánh chưng mỗi ngày, lượng calo dư thừa sẽ tăng lên đáng kể. Đặc biệt những người thừa cân, béo phì, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim nên hạn chế ăn bánh chưng.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như dưa, hành, hoa quả, rau củ ăn cùng bánh chưng để cân bằng tỷ lệ các chất dinh dưỡng, giúp chuyển hóa chất bột đường nhanh hơn mà không gây cảm giác ngán và tiêu hóa tốt hơn.

Trên đây là bài viết về bánh chưng tết, món bánh cổ truyền của quê hương dân tộc. Dù đang ở quê hương hay đi đâu xa, chắc chắn những người con Việt sẽ không bao giờ quên đi hương vị đậm đà được gói trong những chiếc lá dong xanh mướt cùng với nguyên liệu tạo nên chiếc bánh chưng thơm ngon, dẻo. 

Nếu còn cần thêm thông tin về sản phẩm quà tặng ngày xuân cùng với giá bán vui lòng truy cập vào trang cửa hàng quà tặng của Mama’s Food hoặc liên hệ đến số điện thoại 0937 824 899 để được tư vấn và hỗ trợ.