Phong tục cúng ông bà ngày Tết bắt nguồn từ truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt. Với mục đích ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Phong tục này có gì đặc biệt, được diễn ra như thế nào? Hãy cùng Mama’s Food khám phá ngay trong bài chia sẻ dưới đây.

I. Phong tục cúng ông bà ngày tết có ý nghĩa gì?

phong tục cúng ông bà ngày tết

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, phong tục cúng ông bà ngày Tết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Gắn liền với truyền thống văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt. Dù đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, những nét văn hóa đẹp ấy vẫn còn được lưu giữ.

Phong tục thờ cúng ông bà ngày Tết mang ý nghĩa ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc tổ tiên. Đồng thời, cũng là lời răn dạy con cháu đời sau phải nhớ về nguồn gốc, cội nguồn của mình.

Thời gian thờ cúng ông bà sẽ được diễn ra vào ngày 30 tháng chạp hằng năm. Các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn bao gồm nhiều món ăn thơm ngon, để dân lên rước ông bà về quê ăn Tết cùng con cháu.

Xem thêm: Sự tích và ý nghĩa của phong tục dựng cây nêu ngày Tết

II. Cúng ông bà ngày Tết cần chuẩn bị mâm cỗ như thế nào

Sự đa dạng trong bản sắc văn hóa đã tạo nên nền văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo và thú vị của người Việt. Và ở mỗi vùng miền khác nhau, mâm cỗ cúng ông bà ngày Tết cũng có sự khác biệt, mang đậm dấu ấn riêng.

1. Thịt gà – món không thể thiếu trong phong tục cúng ông bà ngày tết

Một trong những món ăn quen thuộc và không thể thiếu trên mâm cỗ thờ cúng ông bà đó chính là thịt gà. Món ăn có hương vị dân dã, được làm từ con vật nuôi quen thuộc của người Việt. Do vậy, trên hầu hết các mâm cơm ngày Tết thì thịt gà nhất định phải có.

Thịt gà có thể được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau, như thịt gà luộc nguyên con, thịt gà xé phay, thịt gà kho… Rất nhiều hình thức chế biến mà mọi người thường sử dụng để làm gà để bày lên mâm cỗ.

2. Món thịt

Cũng tương tự như thịt gà, thịt heo cũng là món ăn vô cùng quen thuộc. Thường xuyên xuất hiện trên khắp các mâm cơm từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, chúng còn là thành phần nguyên liệu trong nhiều món ăn cổ truyền của dân tộc như bánh Tét, bánh chưng, bánh ú…

3. Món cá

Một mâm cỗ đủ đầy nhưng nếu thiếu đi món cá cũng chưa được vẹn tròn. Bởi đây là món ăn mang đậm hương vị quê hương của người Việt. Phong tục cúng 3 ngày Tết sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều nếu xuất hiện thêm món ăn này.

4. Món xào

Rau xào, cải xào, súp lơ xào… rất nhiều món xào được chế biến để bày lên mâm cỗ thờ cúng ông bà tổ tiên. Những món ăn này tuy không quá đặc biệt, nhưng vẫn cần có trên mâm cơm cúng ông bà.

5. Món canh

Để cân bằng hương vị trên mâm cơm thờ cúng ông bà, món canh đi kèm sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Món canh có thể được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của mỗi nhà.

6. Bánh chưng bánh tét – món đặc trưng trong phong tục cúng ông bà ngày tết

Bánh chưng bánh tét là món ăn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nhất định không thể thiếu trên mâm cỗ thờ cúng ông bà. Bởi món ăn này gắn liền với lịch sử oai hùng của dân tộc, là niềm tự hào của người dân đất Việt. Do vậy trong các dịp đặc biệt thì nhất định không thể thiếu món ăn này.

7. Củ kiệu

củ kiệu

Nếu Tết mà thiếu đi củ kiệu thì cũng mất đi phần nào ý nghĩa. Củ kiện không chỉ đơn thuần là một món ăn thông thường, mà nó còn chứa đựng những câu chuyện tốt đẹp trong văn hóa của người Việt. Tượng trưng cho tiền tài, phú quý.

Đây cũng chính là một trong những món ăn thơm ngon được sử dụng phổ biến để bày lên mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên vào ngày Tết. Đặc biệt là đối với người miền Nam.

8. Tôm

Có rất nhiều cách để chế biến món tôm thơm ngon để dân lên thờ cúng ông bà tổ tiên như tôm chiên, tôm kho nước dừa…

9. Chả giò

Chả giò là món ăn được pha trộn rất nhiều hương vị độc đáo được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Mang đến món ăn món ăn vô cùng hấp dẫn vào ngày Tết.

Món chả giò gắn liền với văn hóa của người miền Nam, chúng thường được bày cúng trên mâm cỗ của người Nam là chủ yếu, còn miền Bắc thì rất hiếm khi bắt gặp.

10. Giò lụa, giò thủ

giò thủ

Nếu miền Nam có chả giò là món ăn đặc trưng được làm từ thịt, tôm thì miền Bắc lại có món giò lụa, giò thủ ngon nức tiếng. Món này cũng khá quen thuộc với người Bắc và không thể thiếu trên mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên.

Tạm kết:

Như vậy chúng ta đã cùng nhau điểm qua một số thông tin về phong tục cúng ông bà ngày Tết. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm mua quà Tết để dành tặng người thân, bạn bè hay đối tác khách hàng thì hãy ghé đến cửa hàng Mama’s Food. Cửa hàng chuyên cung cấp quà tặng tết chất lượng với đa dạng mức ngân sách, phù hợp với nhiều đối tượng người nhận.

Xin chào, tôi là một content writer tại Mama Food. Tôi rất đam mê tìm hiểu văn hóa quà tặng của người Việt Nam cũng như thị trường các sản phẩm quà Tết. Hy vọng kiến thức tôi chia sẽ giúp ích cho bạn trong dịp Tết Nguyên Đán này.

SƠN TÙNG.