Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và mang nhiều ý nghĩa của người dân Đông Á. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì? mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ cần gì?,… Cùng Mama’s Food trả lời ngay những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

tết đoan ngọ là ngày gì
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi với cái tên quen thuộc là Tết diệt sâu bọ

Tết đoan ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là Tết Đoan Dương, là một ngày Tết truyền thống được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Ngày này có ý nghĩa đặc biệt trong nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ 2025 là ngày bao nhiêu?

Ngày Tết Đoan Ngọ 5 tháng 5 âm lịch năm 2025 sẽ rơi vào ngày 31 tháng 5 năm 2025. Cùng Mama’s Food đếm ngược ngày đề đón Tết Đoan Ngọ nhé:

2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

“Đoan” trong Tết Đoan Ngọ có nghĩa là sự bắt đầu, và “Ngọ” chỉ thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, đây là thời gian ăn trưa. Tết Đoan Ngọ diễn ra vào thời điểm mặt trời nằm gần trái đất nhất trong năm, chính vì thế nó có ý nghĩa quan trọng.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “Tết giết sâu bọ” vì nó liên quan đến việc phát động chiến dịch tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết, nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ xuất phát từ việc sau khi một mùa thu hoạch thành công, người nông dân đang ăn mừng nhưng lại phải đối mặt với sự tấn công của sâu bọ, chúng đã ăn mất toàn bộ cây trái và thực phẩm mà họ đã thu hoạch. Sự việc này gây ra nỗi đau đầu cho họ và họ không biết phải làm thế nào để khắc phục tình hình.

Lúc đó, một người đàn ông lạ mặt tên là Đôi Truân xuất hiện và giúp dân làng vượt qua khó khăn. Ông chỉ cho họ cách lập một bàn cúng đơn giản với bánh tro và trái cây, sau đó tham gia vào các hoạt động thể dục trước nhà mình. Khi mọi người tuân theo hướng dẫn của ông, sâu bọ đột nhiên bị loạng choạng và bắt đầu rơi xuống đất.

Đôi Truân lưu lại lời khuyên rằng vào ngày này hàng năm, sâu bọ sẽ trở nên hung hăng. Nhưng nếu mọi người tuân theo cách mà ông đã hướng dẫn, họ có thể đối phó với tình hình này. Sau khi giúp dân, Đôi Truân biến mất mà không để lại dấu vết. Từ đó, để tưởng nhớ và tri ân hành động của ông lão, ngày này được gọi là “Tết diệt sâu bọ” hoặc “Tết Đoan Ngọ” bởi thời gian cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

3. Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Những món ăn truyền thống trong ngày Tết diệt sâu bọ luôn mang đậm giá trị văn hóa và ý nghĩa đặc biệt. Chúng không chỉ ngon miệng mà còn mang ý nghĩa truyền thống, tâm linh. Dưới đây là danh sách các món ăn thường dùng trong ngày Tết đặc biệt này:

3.1 Trái cây

Trái cây cúng Tết Đoan Ngọ
Trái cây cúng Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm xưa, để “tiêu diệt sâu bệnh” trong cơ thể, người ta thường sẽ ăn hoa quả trong ngày Tết Đoan Ngọ. Thường thì sẽ chọn những loại quả có vị chua như mận, xoài xanh và ăn chúng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

3.2 Bánh tro (Bánh ú tro)

bánh tro tết đoan ngọ
Bánh tro Tết Đoan Ngọ

Đây là món bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro từ cây khô. Bánh được gói trong lá chuối và đem luộc. Màu vàng của bánh thường tượng trưng cho sự tươi tắn và sức khỏe. Bánh có vị ngọt nhẹ, dẻo thơm là một món ăn khoái khẩu của rất nhiều người không chỉ trong dịp Tết Đoan Dương.

3.3 Thịt vịt

Thịt vịt
Thịt vịt

Đây là món không thể thiếu của người miền Trung trong ngày Tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng, thịt vịt được coi là món ăn có tính mát giúp làm dịu cơ thể trong những ngày nắng nóng của tháng 5.

3.4 Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp

Trong ngày Tết diệt sâu bọ, món này không thể thiếu. Theo quan niệm, các loại ký sinh gây hại trong tiêu hóa con người thường bắt đầu ngoi lên vào ngày này, và rượu nếp hay nếp cẩm được coi là cách tiêu diệt chúng, đặc biệt là khi thưởng thức món này vào buổi sáng.

3.5 Chè

Chè kê
Chè kê

Chè trôi nước là món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp với nhân đậu xanh, thường được kết hợp với nước cốt dừa có hương vị man mát và thơm ngon.

Ngoài ra còn có chè kê, đây là món ăn đặc trưng của người Huế vào dịp Tết Đoan Ngọ. Chế biến chè kê đòi hỏi kỹ thuật, từ việc xay hạt kê, ngâm và đun sôi cho đến khi nở mềm, tạo ra hương vị độc đáo và thơm ngon.

4. Ngày Tết Đoan Ngọ cần cúng những gì?

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, mâm cúng là một phần quan trọng. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường được sắp xếp cầu kỳ và tinh tế, bao gồm những loại thực phẩm và phẩm vật đặc trưng để thể hiện mong muốn về sức khỏe và may mắn trong gia đình.

Những món ăn và phẩm vật cơ bản trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm:

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Rượu nếp
  • Các loại hoa quả (mận, vải…):
  • Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ có sự đa dạng ở các miền đất nước:

  • Miền Bắc: Mâm cúng ở đây thường bổ sung cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm.
  • Miền Trung: Người dân miền Trung thường bổ sung thêm thịt vịt và chè kê vào mâm cúng để tạo nên hương vị đặc trưng của khu vực này.
  • Miền Nam: Ở miền Nam, ngoài những thành phần giống miền Bắc, mâm cúng còn bao gồm bánh ú và chè trôi nước. Người dân miền Nam thường mua vải thiều loại to và đẹp để cúng vào ngày này.

Xem thêm:

5. Trong ngày Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

Thực hiện nghi thức giết sâu bọ:

Theo quan niệm dân gian, trong cơ thể con người thường tồn tại những loại ký sinh sâu bọ tiềm ẩn, đặc biệt trong bộ phận tiêu hóa. Để ngăn chúng gây hại, người xưa thường thực hiện nghi thức giết sâu bọ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch.

  • Cho trẻ em: Sáng sớm, khi trẻ vẫn ở trên giường, hãy cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, và bôi hồng hoàng lên thóp đầu, ngực, và rốn để đánh lừa sâu bọ. Sau đó, trẻ sẽ rửa mặt, chải đầu, và bắt đầu ngày mới.
  • Với người lớn: Khi người lớn thức dậy, họ không nên đặt chân xuống đất ngay mà súc miệng 3 lần để đảm bảo loại bỏ sâu bọ. Sau đó, họ ăn một quả trứng vịt luộc. Tiếp theo, họ uống một ít rượu hoặc ăn một bát rượu nếp, trái cây.

Tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ:

Mâm lễ cúng Đoan Ngọ thường bao gồm hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và các loại hoa quả như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải và chuối. Còn nếu có điều kiện, mâm cúng còn bổ sung thêm bánh tro (bánh gio) và chè hạt sen,…

Tắm nước lá từ thiên nhiên:

Truyền thống vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, sau khi đã thực hiện nghi thức giết sâu bọ, mọi người thường tắm bằng nước có sắc lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả,… Việc này được coi là cách tốt để tẩy uế cơ thể và tạo cảm giác dễ chịu cho cơ thể.

Treo cành xương rồng trên cửa:

Cây ngải cứu hoặc cây xương rồng thường được treo trước cửa, với hy vọng chúng sẽ trừ tà và mang lại vượng khí cho ngôi nhà.

Phóng sinh:

Tết Đoan Ngọ là thời điểm thích hợp để thực hiện việc thiện như phóng sinh, giúp loại bỏ ưu buồn, tạo ra thiện duyên.

6. Những điều cần kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ

những điều kiêng kỵ ngày tết đoan ngọ
Những điều kiêng kỵ cần nhớ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, có nhiều điều kiêng kỵ từ lâu đời mà người dân vẫn giữ gìn như:

Không soi gương sau nửa đêm:

Trong tâm tín dân gian, người ta tin rằng vào ngày 5/5 Âm lịch, thời điểm từ nửa đêm đến rạng sáng là khi âm khí hoạt động mạnh mẽ. Sử dụng gương hoặc chụp ảnh vào khoảng thời gian này có thể thu hút âm khí xấu, không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn đến các hiện tượng không lý giải.

Kiêng để giày dép lộn xộn:

Từ “giày dép” trong tiếng Hán có phát âm tương tự với từ “tà”. Vì vậy, theo quan niệm dân gian, để giày dép lộn xộn hay lung tung sẽ dễ thu hút tà khí. Do đó, sau khi về nhà từ bên ngoài, mọi người nên sắp xếp giày dép một cách gọn gàng, không chỉ để vệ sinh mà còn để đảm bảo sự phong cách và phong thủy cho ngôi nhà.

Không đặt chân xuống đất sau khi thức dậy:

Theo tín ngưỡng cổ xưa, người lớn vào sáng ngày 5/5, sau khi thức dậy, không nên đặt chân xuống đất mà nên thực hiện một loạt các hoạt động để “diệt sạch sâu bọ.”

Tránh ở những nơi âm u:

Ngày 5/5 Âm lịch không nên dừng chân ở những nơi có năng lượng tiêu cực hoặc được cho là đầy tà khí, như bệnh viện, nghĩa trang, hay nhà tang lễ, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, những nơi này thường chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, và tình trạng này trở nên đặc biệt quan trọng vào ngày 5/5, thời điểm mà các vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển mạnh.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi Tết Đoan Ngọ là gì, nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này. Từ đó cũng chuẩn bị cho ngày Tết diệt sâu bọ tươm tất và đầy đủ hơn. Hãy ghé đến website của Mama’s Food để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé.

Xin chào, tôi là một content writer tại Mama Food. Tôi rất đam mê tìm hiểu văn hóa quà tặng của người Việt Nam cũng như thị trường các sản phẩm quà Tết. Hy vọng kiến thức tôi chia sẽ giúp ích cho bạn trong dịp Tết Nguyên Đán này.

SƠN TÙNG.